KINGTECH

Lực xiết của bu lông tiêu chuẩn cường độ cao

1. Lực xiết của bu lông

Lực xiết của bu lông là lực hữu ích kết hợp với cánh tay đòn của dụng cụ xiết tạo thành mô-men xoắn (mô-men xiết bu lông) đủ lớn tác động lên đầu bu lông hoặc đai ốc nhằm tạo ra ứng suất căng ban đầu trong thân bu lông để đảm bảo mối liên kết bằng bu lông được kẹp chặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Trong lĩnh vực bu lông đai ốc thì lực xiết của bu lông được xem như một yếu tố tất yếu quyết định tới chất lượng và hiệu quả của công việc. Nếu như như việc xác định lực không chuẩn, lực chưa đủ sẽ dễ dẫn tới hiện tượng các con ốc, bulong bị lỏng, là nguyên nhân dẫn đến các điểm tiếp nối, gắn kết bị giảm chất lượng đi rất nhiều.

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới lực xiết của bu lông

Có thể bạn chưa biết, mỗi một loại bu lông ốc vít đều có một lực vặn tiêu chuẩn và giá trị này được quy định theo tiêu chuẩn chung của quốc tế.

Có 2 yếu tố ảnh hưởng tới lực xiết của bu lông là:

  • Đường kính bu lông
  • Cấp độ bền của bu lông

3. Tìm hiểu về liên kết của bu lông cường độ cao 

Bu lông cường độ cao là những loại bu lông có cấp bền từ 8.8 trở lên. Trong đó, phổ biến nhất là 8.8, 10.9, 12.9,…

Liên kết của bu lông cường độ cao bao gồm 3 loại: liên kết chịu cắt, liên kết không trượt và liên kết bu lông chịu keo.

Loại liên kết bu lông cường độ cao Liên kết chịu cắt Liên kết không trượt Liên kết chịu kéo
Đặc điểm Bulong có liên kết chịu cắt lực vuông góc với thân bu lông, thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép. Kết cấu liên kết bulong loại này khá đơn giản dễ lắp đặt và chịu lực tốt, tuy nhiên hay bị trượt do lỗ to hơn thân bu lông. Bulong cường độ cao loại 2 thường có liên kết không trượt và chịu lực vuông góc thân bulong. Bulong cường độ cao loại 3 có liên kết chịu lực kéo trong liên kết, lực phân bổ dọc theo chiều bu lông.
Phương pháp xiết bu lông Không cần xiết bu lông quá mạnh, chỉ cần dùng 1 cờ lê chuẩn là đủ Bu lông cường độcao trong thiết kế này phải được xiết đến một lực căng lớn quy định bởi thiết kế.

Việc xiết bu lông phải đảm bảo đạt được lực căng khống chế

Tiêu chuẩn TCVN không yêu cầu xiết bu lông chịu kéo như thế nào, nhưng tiêu chuẩn các nước (Mỹ, châu Âu, Úc…) đều yêu cầu bu lông phải được xiết đến lực lớn hơn lực nó sẽ chịu khi làm việc dưới tải, để cho các mặt bích không bị tách ra.


4. Cách tính lực xiết của bu lông cường độ cao

Bước 1: xác định cỡ bu lông

Việc xác định cỡ bu lông bao gồm:

  • d: đường kính của bu lông
  • s: Size bu lông (kích thước Ecu vặn vào bu lông)

Hai thông số này là hoàn toàn khác nhau, có những khách hàng thì gọi theo cỡ đường kính, khách thì gọi theo kích thước của Ecu.

Tuy nhiên, chúng có mối quan hệ với nhau bằng công thức sau: s = 1.5× d

Khách hàng cần hết sức lưu ý khi đi mua cờ lê lực, đầu tiên các bạn cần phải cung cấp chính xác cỡ của bulong đồng thời hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thông số này.

Ví dụ: Không ít khách hàng nghĩ rằng bulong M16 có nghĩa là kích thước 16mm, dẫn tới người tư vấn sẽ cung cấp nhầm dụng cụ.

Trên thực tế: Bu lông M16 sẽ đi với Ecu size 16× 1,5= 24

Lưu ý : Một số trường hợp nhân ra không chẵn, ví dụ : M5 x 1.5 = 7.5mm, thì ta sẽ làm tròn lên là 8mm ( Dung sai cho phép).

luc-xiet-bu-long-2
Tính lực xiết như thế nào?

Bước 2: xác định lực siết

Khi đã xác định được “d” và “s”, ta tiến hành dóng sang phải kết hợp với cột thông số độ cấp bền của bulong dóng từ trên xuống sẽ tìm được ra ô giao nhau, đây chính là lực xiết bulong tiêu chuẩn cần tìm (N.m).

Dưới đây là bảng tra lực siết tiêu chuẩn của bu lông cường độ cao đầy đủ:

d

Đường kính bu lông

s =d ×1.5

Size bu lông

cấp độ bền của Bu lông Lực xiết bu lông tiêu chuẩn
8.8 10.9 12.9
Torque Torque Torque
M3 5.5 2.5 1.21 1.79 2.09
M4 7 3 2.78 4.09 4.79
M5 8 4 5.5 8.1 9.5
M6 10 5 9.5 14 16.4
M8 13 6 23 34 40
M10 16 8 46 67 79
M12 18 10 79 116 136
M14 21 12 127 187 219
M16 24 14 198 291 341
M18 27 14 283 402 471
M20 30 17 402 570 667
M22 34 17 552 783 917
M24 36 19 691 981 1148
M27 41 19 1022 1452 1700
M30 46 22 1387 1969 2305
M33 50 24 1884 2676 3132
M36 55 27 2418 3435 4020
M39 60   3139 4463 5223
M42 65 32 3872 5515 6453
M45 70   4847 6903 8079
M48 75 36 5849 8330 9748
M52 80   7535 10731 12558
M56 85 41 9394 13379 15656
M60 90   11673 16625 19455
M64 95 46 14041 19998 23402

Chú ý: 

Lực siết này chỉ áp dụng đối với bu lông mới. Không áp dụng đối với bu lông đã sử dụng nhiều lần, bu lông đã qua xử lý nhiệt luyện. Hệ số ma sát khi không có dầu hoặc mỡ µ = 0,14. Dùng trong hệ thống bôi trơn với MoS2 (bu lông mạ kẽm) thì lực siết bu lông phải được giảm xuống 20%

  • Sau khi đã xác định được lực vặn bulong tiêu chuẩn, các bạn cần nhìn vào danh sách các loại cờ lê lực để tìm sản phẩm có khoảng lực phù hợp.Cách lựa chọn dụng cụ kiểm tra lực xiết bu lông
  • Với mỗi cần xiết chỉnh lực sẽ có một dải lực theo tiêu chuẩn, chẳng hạn Cần xiết lực Kingtony ½” 34423- 2A có dải lực 50~ 350 N.m ,Cờ lê lực Kingtony ¾” 34662- 2DG có dải lực 150~ 800 N.m ,…..

Ví dụ: Với bulong M16, có lực xiết tiêu chuẩn là 291N.m cầm chọn cần xiết lực có dải lực chứa lực xiết này, chẳng hạn như cờ lê 34423- 2A dải lực 50~350 N.m